Ông bà ta ngày xưa có câu “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”, thực tế chứng mình, câu nói không sai một ly. Tuy nhiên bố mẹ cũng nên hiểu theo nghĩa khách quan, đừng khư khư bám chặt lấy nghĩa đen, lấy roi làm phương pháp dạy con.
Nhiều bậc phụ huynh cảm thấy con sợ đau, lấy roi đánh thì con sẽ từ bỏ thói quen xấu nhưng cái gì tốt nhất nên xuất phát từ tâm, răn dạy bằng roi chỉ làm con sợ nhất thời và sẽ hình thành nổi sợ hãi, chai lì cảm xúc và bất cần với mọi thứ. Điều này thực thực, thực sự rất nguy hiểm, nó sẽ hủy hoại cả đời một đứa trẻ.
Có một câu nói cũng rất thẳng, đánh mạnh vào tâm lí, vùng tối và đa số bố mẹ sẽ không thừa nhận: Bố mẹ đánh con là do tiện tay và nó là miễn phí, không có sự yêu thương nào ở đây cả. Mặc dù nghe hơi vô lí nhưng thật sự rất đúng.
Bên cạnh đó, còn xuất phát từ sự mềm yếu, không cương quyết, xót con cũng sẽ hình thành nhân cách xấu cho trẻ. Dưới đây là 5 sai lầm cần tránh trong cách dạy con của cha mẹ.
>> Tìm đọc: Mẹ Các Nước Dạy Con Trưởng Thành – Mẹ Do Thái Dạy Con Tư Duy
1. Dạy con chỉ cần ăn vạ là sẽ có được mọi thức (Luôn đáp ứng mọi nhu cầu của con)
Bố mẹ thường sai lầm trong vấn đề này. Cứ nghĩ mình đáp ứng tất cả nhu cầu, mong muôn của con là đã hoàn thành trách nhiệm của bậc làm cha làm mẹ. Điều này hình thành cho con thói quen muốn gì được đó, bất kể đúng sai, miễn con muốn là phải được. Sau này lơn lên, tiếp xúc ngoài xã hội, chính thói quen này sẽ giết con, rồi mới ngộ ra, đâu phải cái gì cứ muốn là được.
Bên cạnh đó, nếu con đòi thứ gì vượt ngoài tầm kiểm soát hoặc ngân sách của bố mẹ, không có được con sẽ bắt đầu ăn vạ bởi con biết mình làm vậy sẽ có được thứ bản thân muốn.
=> Phương pháp dạy con đúng: Nếu con muốn thứ gì, cần kiên nhẫn hỏi con lý do, cần hợp lí và có khả năng, phân tích con hiểu điều đó là đúng hay sai, còn ngược lại nếu con ăn vạ, hãy yên lặng ngồi bên, một lúc sau con sẽ cảm thấy ăn vạ không còn tác dụng, bạn hãy ôm con và đưa bé về.
2. Dạy Con phải luôn lăng nghe người lớn nói.
Cha mẹ luôn dạy con phải biết lắng nghe và vâng lời người lớn. Và nếu nói ra, có rất nhiều người đông tình theo phương pháp dạy con này.
Nhưng các bậc phụ huynh lại không nhận ra rằng, điều này không phải lúc nào cũng đúng. Nếu cha mẹ luôn bắt con phải biết làm theo người khác, khi lớn lên, chúng có thể sẽ không dám đưa ra chính kiến của bản thân.
Chúng có thể sẽ chỉ làm theo những mệnh lệnh của người khác mà không dám hỏi bất kỳ câu hỏi nào và không dám chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Đó là lý do tại sao cha mẹ cần phải tạo cơ hội cho con cách bày tỏ quan điểm cá nhân ngay từ khi còn bé.
Con cũng có những suy nghĩ riêng mà cha mẹ không thể ngờ được, thay vì bắt con lắng nghe một cách máy móc, tại sao không tham khảo ý kiến của con, lắng nghe con để hiểu con nhiều hơn. Điều này còn giúp trẻ đặt niềm tin tuyệt đối vào bố mẹ, tạo tâm lí thoải mái, hỗ trợ tốt cho sự phát triển não bộ.
3. Dạy con Không đánh nhau với bạn, nếu bị đánh cũng không được đánh trả
Dừng ngay việc gieo vào đầu trẻ quan điểm: Trong mọi trường hợp không được ‘động tay động chân’ thì rất có thể trẻ sẽ chỉ biết im lặng và chịu đựng những kẻ bắt nạt. Những người này cũng không thể tồn tại trong những môi trường cạnh tranh trong tương lai.
Tất nhiên, đó cũng không phải là cách dạy trẻ dùng bạo lực để xử lý tất cả các tình huống trong cuộc sống. Vậy trẻ nên đối phó với những kẻ bắt nạt thế nào? Theo các nhà tâm lý, đứa trẻ cần được biết rằng chúng có quyền tự bảo vệ mình. Vì vậy cha mẹ có thể dạy con khi nào sẽ sử dụng lời nói, con nên hành xử thế nào trong những trường hợp như vậy, khi nào có thể sử dụng những biện pháp để tự vệ. Tuy nhiên những tình huống cha mẹ nêu ra không thể nào đúng hoàn toàn các trường hợp con gặp phải. Nhưng điều này sẽ cho con biết rằng, dùng bạo lực để xử lý là sai, có rất nhiều cách khác và con có thể xử lý mọi chuyện dễ dàng hơn.
4. Dạy con Công việc của con chỉ là học, không cần làm bất cứ việc gì
Không phải kì lạ nhưng có rất nhiều đứa trẻ được cha mẹ bao bọc quá nhiều, đến lúc bước chân ra xã hội, con hoàn toàn không có lấy một kỹ năng sống cơ bản nào cả. Kể cả cách pha mì cũng không biết mặc dù con đã là sinh viên,…. Rất nhiều trường hợp đều như vậy bởi ở nhà con có cần làm gì đâu.
Cha mẹ không nên bảo con chỉ cần tập trung vào một nhiệm vụ chính duy nhất là học. Trẻ cần phải được phát triển đa kỹ năng và có thể chịu trách nhiệm cho mọi vấn đề trong cuộc sống. Một đứa trẻ sẽ không có được những kỹ năng này nếu chúng được nuôi dưỡng với sự chăm sóc quá mức.
Và sẽ còn tồi tệ hơn nếu cha mẹ luôn cố gắng bảo vệ con trước mọi vấn đề. Những đứa trẻ như vậy thường hành động thiếu chín chắn và thiếu trách nhiệm khi chúng lớn lên.
5. Dạy con Điểm số cực kì quan trọng (chỉ cho phép được điểm giỏi)
Việc áp đặt trẻ luôn phải đạt điểm 10 ở tất cả các môn có thể khiến trẻ cảm thấy lo lắng, áp lực và có thể sẽ hình thành nổi sợ tâm lí cho trẻ. Điều cha mẹ cần làm là giải thích cho con rằng, thất bại không phải điều gì tồi tệ và chúng vẫn được cha mẹ lắng nghe, yêu thương trong mọi trường hợp.
Một nhà tâm lý học lâm sàng TS. Stephanie O’Leary cho rằng, thất bại đôi khi lại có lợi cho trẻ. Điều này sẽ dạy cho trẻ cách đối phó với những tình huống tiêu cực, trau dồi kinh nghiệm sống và giúp trẻ tìm ra giải pháp trong những tình huống khó khăn mà không sợ thất bại.
Vậy nên, phương pháp dạy con là vô cùng cần thiết và quan trọng. Điều này sẽ quyết định nhân cách của một đứa trẻ trong tương lai.
Xem thêm: 4 Kỹ năng sống cần thiết cho trẻ 5 tuổi
I got this website from my pal who informed
me regarding this site and at the moment this
time I am visiting this website and reading very informative posts at this
place.
Nice post. I was checking continuously this blog and I’m impressed!
Very helpful info specifically the last part 🙂 I care for such info
much. I was seeking this certain information for a long time.
Thank you and best of luck.